
I. Lịch sử hình thành và phát triển
- Trước 1975: Khoa Gây mê hồi sức thuộc Khoa Ngoại Bệnh viện Toàn khoa Đà Nẵng.
- Từ 1975 – 1995 : Thành lập Khoa Gây mê hồi sức gồm 07 bàn mổ và phòng Hồi sức trung tâm với 15 giường bệnh.
- Năm 1996: Xây mới Khoa gồm 10 phòng mổ với 13 bàn mổ và phòng Hồi sức.
- Năm 2005: Cải tạo khu mổ cũ thành khu mổ cấp cứu với 4 bàn mổ, xây dựng khu mổ mới với 8 phòng mổ hiện đại có 12 bàn mổ chương trình cùng phòng hồi tỉnh nhận các bệnh mổ về trong ngày và phòng Hồi sức ngoại khoa có 25 giường.
- Năm 2012: Xây dựng khu mổ cấp cứu gồm 7 phòng mổ, 14 bàn mổ và phòng hồi sức 40 giường tại khu Hồi sức cấp cứu mới của Bệnh viện dự trù đưa vào hoạt động năm 2015.
II. Nhân lực và cơ cấu khoa phòng
1. Nhân lực: Khoa có 130 nhân viên bao gồm:
- 16 Bác sĩ (7CK1, 2ThS, 6 CK sơ bộ, 1 đang học CK1)
- 96 ĐDTH (12 CNĐH, 4 CNCĐ, 80 KTV và ĐDTH). Trong đó 5 đang học Đại học, 2 đang học CK1)
- 18 Nhân viên y tế.
Trưởng khoa
- Bs. Nguyễn Thị Thọ (1975-1976)
- Bs. Trần Văn Ân (1977-1996)
- Bs. Phan Ngọc Quốc (1997- 2011)
- Bs. Lê Trọng Bình (2012-2017)
- Bs. Huỳnh Đức Phát từ năm 2017 đến nay
Phó trưởng khoa
- Bs. Lê Kỳ (1978-1986).
- Bs. Phan Ngọc Quốc (1985-1996).
- Bs.Lê Trọng Bình (1997- 2012).
- Bs. Hà Phước Hoàng (2012 đến nay).
Điều dưỡng trưởng khoa
- Nguyễn Công Sách (1975-1977).
- Nguyễn Tao (1978-1989).
- Nguyễn Lễ (1990-1997).
- Phan Xuân Thông (1998 - 2013).
- Nguyễn Thị Lai (2013 đến nay)
2.Cơ cấu khoa phòng:
- Khoa gồm 2 đơn nguyên: phòng mổ và phòng hồi sức ngoại khoa, chia thành 4 tổ bao gồm:
- Tổ Gây mê: 39 nhân lực (13 BS, 4 CNĐD, 22 KTV và ĐDTH)
- Tổ Dụng cụ: 42 nhân lực (40 ĐDTH, 2 CNĐD)
- Tổ Hồi sức ngoại (SICU): 37 nhân lực (3 BS, 4 CNĐD,1 CNCĐ, 29 ĐDTH)
- Tổ Nhân viên y tế: 12 nhân lực
III. Chức năng nhiệm vụ
1. Trang thiết bị:
Khoa có 12 phòng mổ, 16 bàn mổ công suất 25.000 ca/năm, phòng Hồi sức 40 giường, phòng hồi tỉnh nhận bình quân mỗi ngày 70 ca mổ. Các phòng trang bị máy gây mê, máy thở hiện đại, monitor đa thông số, máy sốc tim đồng bộ… Máy tuần hoàn ngoài cơ thể. Các bộ mổ nội soi chuyên khoa, dao cắt đốt siêu âm. Máy C.Arm. Kính hiển vi vi phẫu.
2. Kết quả chuyên môn:
- Gây mê hồi sức các phẫu thuật mũi nhọn:
- Mổ tim hở dưới tuần hoàn ngoài cơ thể.
- Vi phẫu thần kinh, tạo hình và mạch máu
- Gây mê nội soi cho nhiều loại phẫu thuật tiêu hoá, tiết niệu, lồng ngực, chấn thương chỉnh hình, thần kinh, tai mũi họng.
- Gây mê mổ tạo hình thực quản, u não, phình mạch não, thay khớp háng, ghép tạng.
- Gây mê cho các can thiệp tim mạch, nội soi tiêu hoá, kéo nắn bó bột, chụp MRI...
- Các kỹ thuật gây mê hồi sức: Tê vùng dưới hướng dẫn của máy kích thích thần kinh và siêu âm, gây mê bằng thuốc mê hơi Sevoflurane thường qui, mê mask thanh quản.
- Giảm đau đa phương thức: Tê ngoài màng cứng, tê thân thần kinh liên tục kết hợp với giảm đau toàn thân cho các phẫu thuật lồng ngực, bụng, chi…
- Hồi sức cho tất cả các bệnh nhân hệ ngoại, trước và sau phẫu thuật: Theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn cho các bệnh nhân sốc. Theo dõi áp lực nội sọ cho các bệnh chấn thương sọ não.
3. Đào tạo và quan hệ quốc tế:
- Đào tạo thực hành cho Điều dưỡng trung học và cử nhân Điều dưỡng, Kỹ thuật viên, Điều dưỡng và cử nhân gây mê hồi sức cho Trường Đại học kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng, Trường Đại học Duy Tân, Trường Cao đẳng phương Đông… và đào tạo cho tuyến dưới, là nơi thực tập của các Bác sỹ CK1 ngoại, liên chuyên khoa RHM, TMH…
- Hợp tác với tổ chức Defense & Veterans Center for Integrative Pain Management của Mỹ đào tạo cho các Bác sĩ khu vực miền trung về Gây tê vùng dưới hướng dẫn của siêu âm với sự hợp tác của Trường Đại học Y Dược Phạm Ngọc Thạch.
- Làm việc hằng năm với các tổ chức phẫu thuật Facing the World của Anh. Trung tâm chấn thương Texas, Hiệp hội các thầy thuốc Mayor Clinic của Mỹ. Tổ chức Học Mãi của Úc. Các tổ chức phẫu thuật và Gây mê hồi sức khác của các nước đến từ Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ.
IV. Hướng phát triển:
- Thực hiện qui trình an toàn cho Bệnh nhân phẫu thuật theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Phòng chống nhiễm trùng Bệnh viện, nâng cao chất lượng vô trùng, chống nhiễm khuẩn trong phẫu thuật và sau mổ.
- Trang bị thiết bị đo độ mê BIS
- Gây mê kiểm soát nồng độ đích TCI
- Sử dụng rộng rãi gây tê vùng và thân thần kinh dưới hướng dẫn của máy siêu âm.
- Áp dụng giảm đau đa phương thức rộng rải trong và sau mổ.
- Gây mê hồi sức mổ tim hở trẻ nhỏ (<5kg), tiếp tục gây mê hồi sức mổ bắc cầu mạch vành.
- Gây mê hồi sức ghép tạng.
- Chuyền máu hoàn hồi bằng máy Cell saver
- Thực hiện hoà loãng máu đồng thể tích cho các BN mổ có chỉ định.
- Trang bị thêm các phương tiện: máy nội soi phế quản, FastTrack, Bugie, CombiTube, Lightwand… cho những trường hợp đặt nội khí quả khó.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng phẫu thuật yêu cầu, dịch vụ, mổ về trong ngày.
- Trang bị thêm các phương tiện theo dõi ở phòng hồi sức ngoại: Máy theo dõi cung lượng tim, áp lực động mạch phổi bít, sức cản mạch toàn thể, biến đổi áp lực mạch.
- Bảo trì, thay thế và bổ sung các máy thở, monitor để đảm bảo 1 giường bệnh hồi sức có 1 máy thở, 1 monitor hoạt động tốt.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo trong và ngoài nước nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, áp dụng các kỹ thuật tiến bộ mới, phát huy thêm nhiều sáng kiến cải tiến.
- Chỉ đạo tuyến dưới, chuyển giao kỹ thuật, hổ trợ hợp tác cho các bệnh viện trong khu vực. Thực hiện tốt đề án 1816 của Bộ Y tế.
V. Một số hình ảnh hoạt động của khoa GMHS

Phối hợp với tổ chức DVCIP của Mỹ tổ chức lớp gây tê vùng dưới hướng dẫn của siêu âm cho các BS Gây mê miền Trung

Gây mê can thiệp tim bẩm sinh

Gây mê ca mổ ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện Đà Nẵng