KHOA DINH DƯỠNG BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: Tầng trệt, khu E, Bệnh viện Đà Nẵng -124 Hải Phòng, Q.Hải Châu, Tp.Đà Nẵng.
Điện thoại: 0236.3885156
Email: dinhduongbvdn@gmail.com
Cơ cấu tổ chức - nhân sự:
- Khoa có 08 nhân viên, trong đó có 04 biên chế, 04 hợp đồng.
- BS CKII : 01
- BS : 01 ( được đào tạo chuyên khoa sơ bộ về dinh dưỡng)
- KS CNTP ( được đào tạo dinh dưỡng - tiết chế) : 02
- Nhân viên y tế: 04
Tổ chức khoa bao gồm: Lãnh đạo khoa; Văn phòng khoa; Phòng tư vấn dinh dưỡng; Phòng chế biến - đóng chai nuôi ăn bệnh nhân nặng.
Lãnh đạo khoa qua các thời kỳ:
- Từ 05/2001 - 05/2013: Bs CKII. Nguyễn Thị Kim Cúc- TK Dinh dưỡng.
- Từ 05/2013 - 08/2016: BS CKII. Trần Thị Khánh Ngọc- TK Dinh dưỡng.
- Từ 08/2016 - nay: BS CKII. Trần Thị Khánh Ngọc- Phó Giám đốc phụ trách khoa.

BS CKII. Nguyễn Thị Kim Cúc
(05/2001-05/2013)

BS CKII. Trần Thị Khánh Ngọc
(05/2013- nay)

Tập thể khoa Dinh dưỡng

Hoạt động tư vấn dinh dưỡng
Nhiệm vụ, chức năng:
- Tổ chức khám, tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân nội và ngoại trú. Theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú trong quá trình điều trị.
- Thực hiện các chế độ ăn theo bệnh lý cho bệnh nhân nội trú.
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng dinh dưỡng đối với nhà cung cấp suất ăn bệnh lý và dịch vụ ăn uống trong bệnh viện.
- Tham gia hội chẩn dinh dưỡng và phối hợp điều trị bệnh nhân nặng bằng chế độ dinh dưỡng tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.
- Xây dựng các tài liệu truyền thông về dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tóm tắt quá trình lịch sử của khoa Dinh dưỡng:
Khoa Dinh dưỡng bệnh viện Đà Nẵng được thành lập từ tháng 05/2001, khoa Dinh dưỡng ra đời góp phần vào công tác phối hợp điều trị với các khoa lâm sàng, đặc biệt là các khoa có bệnh nhân nặng. Khoa dinh dưỡng còn góp phần kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm của căn tin, các hội từ thiện vào bệnh viện, từ khi thành lập khoa đến nay chưa xảy ra sự cố đáng tiếc nào về an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, bắt đầu từ 05/2013 đến nay, khoa Dinh dưỡng bệnh viện Đà Nẵng tích cực cải tiến chất lượng dung dịch nuôi ăn qua sonde cho bệnh nhân nặng và được các khoa lâm sàng công nhận đạt hiệu quả trên bệnh nhân nặng. Bên cạnh đó, việc triển khai chế độ ăn bệnh lý cho bệnh nhân nội trú bước đầu đã đạt được một số thành công nhất định tại 02 khoa lâm sàng triển khai, đó là khoa Nội tim mạch và Nội thận-Nội tiết.
Các thành tích đạt được:
1. Phục vụ chế độ dinh dưỡng cho người bệnh:
- Khoa đã xây dựng và đang áp dụng chế độ ăn bệnh lý cho bệnh nhân nội trú tại khoa Nội Tim mạch và Nội thận- Nội tiết (khoảng 200 bệnh nhân/ngày)
- Khoa cung cấp chế độ ăn qua sonde cho hầu hết bệnh nhân nặng tại các khoa (khoảng 90 bệnh nhân/ngày).
- Hàng ngày, kiểm tra giám sát chặt chẽ VS ATTP và việc thực hiện chế độ ăn bệnh lý theo đúng thực đơn, đảm bảo chất lượng.
2. Dinh dưỡng lâm sàng:
- Tham gia hội chẩn về dinh dưỡng và xây dựng các chế độ ăn đặc biệt cho người bệnh tại các khoa điều trị.
- Triển khai nuôi ăn nhỏ giọt thay thế cho bơm qua sonde dạ dày. Điều chỉnh thực đơn phù hợp với tình trạng bệnh lý.
- Phối hợp với các công ty mở các lớp tập huấn về dinh dưỡng lâm sàng cho cán bộ y tế của bệnh viện.
- Thực hiện đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân nằm viện tại các khoa lâm sàng, góp phần tích cực vào phối hợp điều trị cho người bệnh.
- Triển khai phòng tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh tại khoa Dinh dưỡng
3. Định hướng phát triển trong thời gian đến:
- Đảm bảo nuôi dưỡng bệnh nhân ăn theo chế độ ăn của bệnh viện, phát triển chuyên sâu về tiết chế dinh dưỡng.
- Tổ chức phục vụ các chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh như một chế độ điều trị. Phát triển thêm việc triển khai chế độ ăn bệnh lý cho bệnh nhân ở các khoa lâm sàng khác, tiến tới việc triển khai chế độ ăn bệnh lý trong toàn bệnh viện.
- Thành lập mạng lưới dinh dưỡng lâm sàng trong bệnh viện với người bệnh là trung tâm, tất cả mọi hoạt động của các đơn vị trong bệnh viện đều nhằm mục đích chung là phục vụ người bệnh.
- Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân nội và ngoại trú, các bệnh lý cần có chế độ ăn điều trị, đặc biệt đối với các bệnh mạn tính. - Tiếp tục mở rộng và triển khai phòng khám tư vấn dinh dưỡng.
- Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.